TIN TỨC

Cương quyết không để bệnh dại bùng phát

Đến hết tháng 3/2024, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tiêm vacxin phòng dại cho trên 80% tổng số đàn chó, mèo, cương quyết ngăn chặn không để dịch bệnh bùng phát.
Cán bộ thú y huyện Đầm Hà tiêm vacxin phòng dại cho đàn chó ở địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành. Dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Đây là một loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên người dân có thể chủ động phòng, tránh được bằng biện pháp tiêm phòng sớm, đúng cách và đủ số mũi tiêm. Từ ngày 11/1 đến ngày 15/3/2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phát sinh 5 ổ dịch bệnh dại tại 5 xã, thị trấn/huyện, thành phố (Đầm Hà, Hạ Long, Bình Liêu), số người phơi nhiễm hiện ghi nhận là 27 người. Các cơ quan chức năng đã xử lý tiêu hủy 22 con chó bị bệnh, nghi nhiễm bệnh. Ngày 20/3, theo thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, hiện các địa phương trên địa bàn đang tập trung công tác tiêm vacxin phòng dại cho đàn chó, mèo để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Đối với công tác khoanh vùng, xử lý khống chế ổ dịch bệnh dại, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tới các thành phố, huyện, xã thuộc địa bàn tỉnh. Các địa phương đã khẩn trương tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định. Những nơi xảy ra dịch bệnh dại (Đầm Hà, Hạ Long, Bình Liêu) đã ban hành quyết định công bố ổ dịch dại, tổ chức tiêu hủy đàn chó của hộ có dịch và các chó, mèo có tiếp xúc gần với chó bị bệnh. Cùng với đó, cán bộ thú y đã phun tiêu độc khử trùng, cắm biển cảnh báo, lập chốt ổ dịch theo quy định. Huyện Đầm Hà thành lập tổ cơ động của xã, tổ chức bắt giữ chó thả rông, không đeo rọ mõm, không tiêm phòng (35 tổ). Huyện Bình Liêu kiện toàn lại 6 tổ cơ động, thông báo yêu cầu tất cả các hộ dân xích chó, nhốt chó, đeo rọ mõm, khai báo nuôi chó và ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh đã tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng chống bệnh dại, khuyến cáo người chăn nuôi sự nguy hiểm của bệnh dại và tình hình dịch bệnh trên hệ thống loa phát thanh của các thôn, khu trên địa bàn các huyện, thành phố. Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh là không để bùng phát thêm ổ dịch dại trên đàn chó, mèo. Huyện Bình Liêu thành lập các tổ cơ động, tổ chức bắt giữ chó thả rông, không đeo rọ mõm. Ảnh: Nguyễn Thành. Tính đến hết ngày 18/3/2024, đã có trên 40.000 con được tiêm phòng vacxin dại (trong tổng số hơn 100.000 con chó, mèo, đạt 38% tổng đàn). Hiện, các địa phương đang gấp rút tiêm phòng để hoàn thành kế hoạch xong trước ngày 30/3/2024. Trong thời gian tới, tỉnh vẫn sẽ tập trung nhân lực và vật lực để khống chế và kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn địa phương, đặt mục tiêu tiêm phòng Tại các nơi xuất hiện ổ dịch bệnh dại, chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy đàn chó của các hộ có dịch và chó, mèo có tiếp xúc gần với chó bị bệnh, tiến hành phun tiêu độc khử trùng và cắm biển cảnh báo, lập chốt ổ dịch theo quy định. Đồng thời, tổ chức và kiện toàn các tổ cơ động, tổ chức bắt giữ chó thả rông, không đeo rọ mõm, chưa được tiêm phòng và yêu cầu các hộ nuôi chó ký cam kết, thực hiện các biện pháp phòng dịch. Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương tập trung tiêm vaccine phòng dại trên đàn chó, mèo, bảo đảm đạt ít nhất 80% tổng số đàn trong tháng 3/2024. Trong đó, 5 địa phương xuất hiện ổ dịch bệnh trong năm 2023 và 2024, gồm huyện Đầm Hà, TP Hạ Long, huyện Bình Liêu, huyện Ba Chè, huyện Hải Hà và TP Uông Bí, tỉ lệ tiêm phòng vacxin đạt 100%.